Cách làm landing page chuyển đổi cho ngành hàng thời trang - Phụ kiện

Mục lục:

Trong kinh doanh online chắn hẳn ai cũng từng nghe qua thuật ngữ “Landing Page”. Là người kinh doanh mình cũng không thể bỏ qua nó. Bởi lẽ nó đã giúp mình từ việc x2 doanh số và tối giản quá trình chốt sale. Từ việc chạy lỗ trở nên lãi lớn, hôm nay mình sẽ chia sẻ cho bạn cách làm Landing Page ngành hàng thời trang - phụ kiện thu hút khách hàng gấp đôi, gấp ba chuyển đổi.

Những đặc điểm chung của Landing Page ngành Thời trang - Phụ kiện

Một landing page chuẩn sẽ có 4 đặc điểm cần lưu ý như sau: 

Nội dung quan trọng: Thông số sản phẩm; Hình ảnh sản phẩm; Đánh giá của khách hàng (kèm hình ảnh thực tế); Chính sách mua hàng (đổi trả, phí vận chuyển). 

Màu sắc chủ đạo thường dùng: 

  • Dành cho nam: Xanh lá; Xanh dương; Nâu.
  • Dành cho nữ: Hồng; Cam; Đỏ

Tiêu đề: Tập trung viết tiêu đề vì đây là phần quan trọng nhất của section.

Nên có tiêu đề ở tất cả các section (trừ section ảnh): Nếu một section không có tiêu đề, khách hàng sẽ bỏ qua vì nghĩ section đó chỉ là một đoạn text thông thường nối với section trước nó. Vì vậy, tiêu đề phải luôn được nhấn mạnh hơn các nội dung chữ khác, có thể nhấn bằng màu sắc, kích cỡ, đậm nhạt hoặc thêm hình họa trang trí. (Dựa trên nguyên lý của Mô hình đọc chữ F).

Nút kêu gọi hành động (Nút CTA): Thống nhất cho một mục tiêu chuyển đổi duy nhất: Sử dụng 1 nội dung nút nút CTA xuyên suốt cho toàn bộ Landing Page để đạt hiệu quả cao nhất. Nếu mục tiêu của bạn là để khách hàng “Mua ngay” thì xuyên suốt các nút CTA của Landing Page đều để như vậy, điều này làm tăng sức nặng cho nút nút CTA và làm khách hàng nhớ về “nhiệm vụ” mua hàng hơn. 

Bạn vẫn có thể sử dụng 2 nội dung nút nút CTA nhưng cần chấp nhận rủi ro ràng nó có thể gây rối cho khách hàng. Lời khuyên ở đây là có thể tách mục tiêu chuyển đổi thứ 2 thành 

một Landing Page mới.

Luôn sử dụng động từ: Một nút kêu gọi hành động còn ý nghĩa gì nếu như nó không dùng từ chỉ hành động. Hãy viết “Nhận thông tin”, đừng viết “Thông tin”.

**Lưu ý: Các nội dung nút CTA thường dùng cho ngành Thời trang - Phụ kiện: Mua ngay; Nhận voucher; Xem bộ sưu tập; Đặt hàng; Trở thành CTV.

Phần đầu của landing page ngành hàng thời trang - phụ kiện

Phần đầu của Landing Page được đầu tư nhiều thời gian nhất. Nhiệm vụ của phần này là gây ấn tượng tốt với khách hàng trong 3 giây đầu tiên, tạo tiền đề để họ đọc tiếp các phần nội dung chi tiết ở giữa Landing Page. Trong đó, Hero Section (hình ảnh mở đầu) đảm nhận đến 90% vai trò thuyết phục khách hàng vì Navigation Bar(thanh điều hướng) chỉ là thành phần phụ trợ và đôi khi cũng không cần sử dụng. Theo chuẩn AIDA, phần đầu của Landing Page thực hiện chuyển đổi khách hàng từ giai đoạn theo hành trình mua hàng của khách hàng: 

Phần đầu của Landing Page bao gồm 2 phần chính là Hero Section và Navigation Bar. 

 

Trong một vài trường hợp, chúng ta cũng có thể bỏ phần Navigation Bar để tránh gây mất tập trung của khách hàng với Hero Section. Chính vì thế Duy sẽ đi chi tiết nội dung cách làm Hero section.

Hero section (hình ảnh đầu tiên)

MỤC ĐÍCH: Hero Section là ấn tượng đầu tiên của khách hàng khi truy cập một trang, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định khách hàng sẽ tiếp tục đọc nội dung của trang hay sẽ thoát.

Cấu trúc một Hero Section chuẩn Landing Page chuyển đổi bao gồm 4 phần: Tiêu đề (Headline); Nội dung mô tả (Description); Hình ảnh sản phẩm và Nút kêu gọi hành động (CTA). Trong đó với hành hàng thời trang thì Hình ảnh là quan trọng nhất. 

Chi tiết cách làm

Tiêu đề

Mục đích: Nêu bật được lý do Vì sao khách hàng nên tiếp tục xem thông tin về sản phẩm của bạn? Với ngành thời trang, tiêu đề không quan trọng bằng hình ảnh, nhưng không có nghĩa là bạn được phép lơ là.

Tiêu đề thường là “Một lời đề nghị hấp dẫn đến mức không thể bỏ qua”: Hãy đưa cho khách hàng một đề nghị, một món hời. Đó có thể là chương trình ưu đãi, có thể là lời hứa cung cấp giải pháp cho vấn đề của khách hàng. Dành thời gian chau chuốt cho câu tiêu đề sẽ giúp bạn kéo được nhiều khách hàng đọc nội dung chi tiết hơn.

Tham khảo 200 câu tiêu đề thần thánh cuốn hút khách hàng

CÁC CÁCH VIẾT TIÊU ĐỀ:

Mô tả sản phẩm: Đồng hồ thời trang mạ vàng nữ ABC; Đồng hồ ABC cho nam; Găng tay ABC cao cấp cho mẹ bầu.

Lợi ích, ưu điểm riêng biệt: Giày lười da xịn - Bảo vệ sức khỏe của bạn; Khăn quàng lụa ABC - Ấm cả mùa đông.

Chương trình ưu đãi cho khách hàng: Ưu đãi tháng 9 - Mua 1 tặng 1; 10.10 Big Sale - Up to 50%.

Sản phẩm kèm giá: Giày nữ giới - Chỉ 99k/ đôi; Đồng hồ thời trang giá rẻ - Giá chỉ 169k.

 

Đặc điểm: Tiêu đề phải ngắn gọn, dễ hiểu, đi thẳng vào vấn đề. Hãy viết tiêu đề ngắn và tập trung vào lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được một cách cụ thể. Ngành thời trang không quá quan trọng tiêu đề vì chủ yếu khách hàng mua bằng hình ảnh. Nhưng tuy nhiên bạn cũng nên nêu được Sản phẩm là gì, đồng hồ hay kính để khách hàng nắm được thông tin nhanh. 

Thiết kế: Căn chỉnh cỡ chữ để Headline nằm tối đa 3 dòng, khuyến khích để 2 dòng để giúp khách hàng dễ quét mắt.

Trong ngành thời trang, hình ảnh quan trọng hơn tiêu đề, vì vậy tiêu đề không được thiết kế lấn át hay chèn nhiều vào hình ảnh.

Dùng cỡ chữ to, màu sắc nổi bật so với màu nền và các phần còn lại của Hero Section. Vị trí Headline thường nằm phía lề bên trái hoặc ở giữa Hero

Section.

Mô tả (Description)

Mục đích: Điểm kích thích khách hàng để họ cảm thấy có lợi hơn khi lựa chọn sản phẩm. Thường dùng để nêu ưu đãi, tóm tắt đặc tính vượt trội của sản phẩm hoặc diễn giải chi tiết nội dung tiêu đề.

Đặc điểm:

  • Nên sử dụng ưu đãi: Phần mô tả bạn có thể đưa lợi ích, có thể viết giải thích cho tiêu đề tùy ý nhưng khuyến khích luôn có khuyến mãi. Vì khách hàng ngành thời trang chủ yếu mua hàng vì Khuyến mãi và Ảnh sản phẩm.
  • Nêu rõ giá sản phẩm: Nên để công khai giá ngay trong hero section để khách hàng nắm được thông tin.
  • Ngắn gọn: Thường thì chỉ các sản phẩm có tính đặc thù như dép đi mưa, quần áo mặc nhà, nội y mới chú trọng nhiều vào lợi ích. Vì Hero section không có nhiều diện tích thể hiện. Nếu có dùng chỉ chọn 3 lợi ích quan trọng nhất để đưa lên Hero Section. Các lợi ích khác có thể nêu chi tiết ở các section giữa Landing Page.
  • Kết hợp các nội dung: Bạn có thể sử dụng kết hợp tất cả các “Nội dung thường gặp” để viết phần mô tả.

Thiết kế:

Luôn nhấn mạnh ưu đãi và nhấn nổi, cho phép nổi hơn tiêu đề vì nó đóng vai trò quan trọng trong kích thích hành vi mua hàng ngành thời trang.

Có thể thêm hình ảnh cỡ nhỏ ở cạnh ưu đãi quan trọng nhất để tăng tính trực quan cho nội dung. 

Hình ảnh sản phẩm

Đây là phần quan trọng nhất của Hero Section, làm nhiệm vụ gây cảm giác “wow” cho khách hàng và cung cấp cái nhìn trực quan về sản phẩm. Nhìn chung đa phần khách hàng ngành thời trang đều mong cầu sản phẩm mang đến cho họ vẻ đẹp, sự thoải mái và phong cách.

Đặc điểm:

Ảnh sản phẩm thật chất lượng cao hình ảnh được lựa chọn có góc chụp đẹp nhất, thể hiện rõ đường nét của sản phẩm. 

Sử dụng người mẫu: Nên sử dụng người mẫu để khách hàng hiểu ngày được nếu mặc

hay đeo sản phẩm lên người trông như thế nào, kích thước ra sao. Đối với các sản phẩm phụ kiện nhỏ, nếu sử dụng ảnh có người mẫu nên chọn các ảnh cận cảnh phụ kiện, tránh để người mẫu lấn át.

Thiết kế

Khu vực ảnh thể hiện sản phẩm thường đặt cạnh tiêu đề hoặc ở giữa (trên desktop) và dưới tiêu đề (trên mobile).

Nếu không có ảnh khổ lớn của sản phẩm hoặc khó sử dụng làm ảnh nền, có thể tách nền ảnh bằng công cụ Remove Bg có sẵn trong builder để dễ thiết kế nhấn nổi như mẫu minh hoạ.

Tăng tương phản cho ảnh bằng hiệu ứng có sẵn trong builder LadiPage như: Filter, transform, bo góc, tạo khung viền cho ảnh…

Nút kêu gọi hành động (CTA)

Điều hướng khách hàng thực hiện hành vi chuyển đổi cụ thể. 

Đặc điểm: CTA được thiết kế nổi bật, sử dụng động từ đi thẳng vào vấn đề và tập trung một mục tiêu duy nhất. 

 

Thiết kế:

Thiết kế nổi trội và tách biệt so với các nội dung còn lại trên Hero Section để dễ quan sát. CTA thường được đổ nền, chiều cao từ 42 - 55 pixels.

Sử dụng các màu: Đỏ, Xanh dương, Hồng, Cam

Làm nút nút CTA càng giống cái nút ngoài đời thật bao nhiêu thì khách hàng càng dễ và thích ấn vào bấy nhiêu. Có thể sử dụng thêm các hiệu ứng để khách hàng chú ý hơn như: Nhấp nháy, phóng to, rung.

Có thể bo góc nếu là sản phẩm nữ tính, thân thiện và dùng hiệu ứng chuyển động để dễ nhận biết.

Phần giữa của landing page ngành hàng thời trang - phụ kiện

Phần giữa này tập trung các nội dung giàu thông tin và quan trọng nhất của một Landing Page, ảnh hưởng nhất đến quyết định thực hiện hành vi ấn vào nút CTA của khách hàng. Theo chuẩn AIDA, phần giữa của Landing Page thực hiện chuyển đổi khách hàng từ giai

đoạn:

Ở phần này chúng ta cần thực hiện các section bao gồm:

  • Thông tin về sản phẩm: Thông số kỹ thuật sản phẩm; Chi tiết sản phẩm; Mô tả sản phẩm; Cấu trúc sản phẩm
  • Lợi ích (Benefit), ưu điểm riêng biệt của dịch vụ, thương hiệu (USP)
  • Hình ảnh chi tiết sản phẩm 
  • Đánh giá thực tế của khách hàng (Testimonials)
  • Chứng nhận giải thưởng; Báo chí; Số liệu tiêu biểu (Nếu có)
  • Cam kết và Chính sách bán hàng

Phần cuối của landing page ngành hàng thời trang - phụ kiện

Sau khi đã gây ấn tượng với khách hàng ở phần đầu tiên, cung cấp thông tin và thuyết phục họ về sản phẩm ở phần giữa, giờ là lúc chúng ta cần nói về chuyện chuyển đổi.

Phần cuối của Landing Page đảm nhận nhiệm vụ chốt khách hàng, tạo ra một nơi để khách hàng có thể ngay lập tức điền thông tin mua sản phẩm hoặc nhận ưu đãi. Tại đây, khách hàng sẽ xem lại những điểm đáng chú ý nhất của sản phẩm để thực hiện hành vi chuyển đổi. 

Phần cuối sẽ bao gồm: Form thông tin khách hàng và Chân trang

Form thông tin

Chốt kích thích khách hàng thực hiện hành vi chuyển đổi.

Đặc điểm: 

Tùy vào sản phẩm của bạn mà sử dụng các trường thông tin hợp lý. Mẫu sắp xếp các trường thông tin về thời trang phụ kiện thường gặp là:

  • Họ và Tên
  • Số điện thoại
  • Địa chỉ
  • Size
  • Màu
  • Lố lượng…

Thiết kế:

Nhấn mạnh Form bằng cách bọc nền màu phía sau. Hạn chế dùng ảnh làm nền Form vì gây khó nhìn và mất tập trung khi điền.

Trường hợp nếu thiết kế ngang thì đặt ở trên các nội dung phụ, làm tương tự khi thiết kế trên mobile.

Chân trang(Footer)

Cung cấp thông tin về địa chỉ, thương hiệu, số điện thoại liên hệ, thông tin mạng xã hội…

Ở phần này chỉ cần thiết kế đơn giản bạn có thể sử dụng các section có sẵn của Landing Page.

Lời kết

Trên là toàn bộ những lưu ý về bố cục nội dung và các thiết kế một landing page chuyển đổi hiệu quả. Phần nội dung này cũng chính là tài liệu https://ladipage.vn/ đã nghiên cứu trên rất nhiều những landing page chuyển đổi. Nếu bạn cần hướng dẫn trực tiếp và chi tiết hãy liên hệ ngay với Duy để học thực chiến kinh doanh online.





















Khóa học nổi bật