Sơ đồ hành trình khách hàng là gì?
Mục đích của việc xây dựng hành trình khách hàng
Các bước xây dựng hành trình khách hàng hiệu quả
Thành công trong bán hàng không phải là bạn bán được cho bao nhiêu người mà có bao nhiêu người qua lại mua hàng của bạn. Bí quyết ở đây là nhà bán hàng phải xây dựng được sơ đồ hành trình cho khách hàng.
Thấu hiểu, nắm bắt được tâm lý và vấn đề từ đó đưa ra giải pháp là cách bán hàng bền vững. Cùng Duy Nguyễn tìm hiểu về sơ đồ hành trình khách hàng và cách xây dựng một sơ đồ hoàn chỉnh qua bài viết sau:
Sơ đồ hành trình khách hàng (Customer Journey) hay còn được biết đến với hành trình trải nghiệm khách hàng là quá trình khách hàng từ không biết đến quan tâm và trở thành khách hàng của doanh nghiệp.
Sơ đồ hành trình khách hàng giúp doanh nghiệp xác định được những điểm tiếp xúc với khách hàng, những yếu tố ảnh hưởng đến suy nghĩ, tâm lý, quyết định của khách hàng. Nắm bắt được các yếu tố này nhà bán hàng có thể tối ưu quy trình bán hàng, quy trình chốt sale… Và trong thời đại số phủ sóng của thiết bị di động hành trình khách hàng càng trở nên phức tạp với sự kết hợp giữa online và offline.
Một vài ví dụ nổi bật giúp bạn hình dung về hành trình khách hàng.
- Thông qua quảng cáo facebook khách hàng biết đến sản phẩm, dịch vụ của khách hàng.
- Khách hàng đang lướt web tìm kiếm thông tin trên google và tìm thấy bài viết của doanh nghiệp -> tìm hiểu sau hơn biết đến thương hiệu của doanh nghiệp
- Lướt tiktok thấy bạn đang review về một sản phẩm => tìm kiếm trên mạng và biết đến doanh nghiệp.
Việc xây dựng hành trình trải nghiệm khách hàng giúp doanh nghiệp xác định được những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình bán hàng. Từ đó có thể đưa ra giải pháp tối ưu cho từng giai đoạn trong quá trình bán hàng. Tối ưu được trải nghiệm khách hàng => xây dựng được mối quan hệ với khách hàng.
Để có được sơ đồ hành trình khách hàng hoàn chỉnh bạn cần thực hiện 6 bước cụ thể sau:
Bạn cần xác định được lý do bạn cần xây dựng một hành trình khách hàng. Những vấn đề nào cần được giải quyết thông qua sơ đồ hành trình? Mục tiêu hướng đến là gì? Sơ đồ tập trung vào vấn đề gì?...
Bằng cách thu thập những thông tin có sẵn từ tệp khách hàng cũ hoặc thông qua quá trình khảo sát để có được những dữ liệu trả lời cho các vấn đề sau:
Sau khi thu thập được những dữ liệu về khách hàng hãy tập trung tới 1-2 tệp khách hàng mục tiêu. Khách họa chi tiết chân dung khách hàng:
Xác định các điểm chạm mà ở đó khách hàng có những hành động, tương tác lại với doanh nghiệp.
Hành động
Liệt kê những hành động khách hàng tương tác với doanh nghiệp như like, share, bình luận, những tìm kiếm của khách hàng trên trang của doanh nghiệp.
Cảm xúc
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cảm xúc của khách hàng? Cảm xúc đó là gì? tiêu cực hay tích cực.
Vấn đề và nỗi đau
Tìm hiểu xem những vấn đề nào mà khách hàng đang gặp phải trong hành trình trải nghiệm.
Chẳng hạn như khi khách hàng đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng chưa thực hiện đặt hàng. Xác định xem vấn đề ở phí giao hàng, khuyến mãi hay khách hàng vẫn còn băn khoăn về sản phẩm dịch vụ.
Ở bước này bạn cần xác định nguồn lực để thực hiện hành trình khách hàng. Ai là người thực hiện, Công cụ hỗ trợ, thông tin cần thiết..
Từ những bước trên cuối cùng bạn hãy sẽ lại sơ đồ hoàn chỉnh về hành trình trải nghiệm của khách hàng. Tuy nhiên chưa dừng lại ở đó, sau khi có được hành trình trải nghiệm bạn cần phải đo lường và phân tích kết quả => đưa ra những cải tiến, trải nghiệm mới.