Tổng hợp những kiến thức cần biết về quản lý nhân sự năm 2021[mẫu chi tiết]

Mục lục:

Quản lí nhân sự là là một trong những công việc quan trong của một doanh nghiệp. Bất kì quy mô như thế nào thì việc xây dựng một hệ thống nhân sự bài bản sẽ giúp chủ doanh nghiệp tối ưu được nguồn lực. 

Với 6 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển doanh nghiệp của mình. Duy Nguyễn chia sẻ tới bạn những kiến thức cần biết về quản lý nhân sự và mẫu hướng dẫn chi tiết về xây dựng, quản lý nhân sự. Mời bạn đọc tham khảo.

Khái niệm về quản lý nhận sự

Quản lý nhân sự là công việc giúp hệ thống lại các đầu mục công việc và quản lý nguồn lực giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp hay những người làm công việc quản lý nhân sự sẽ có trách nhiệm xây dựng và phát triển quy trình hỗ trợ nguồn lực cho các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Tìm kiếm và giữ chân nhân viên giỏi, tài năng cũng như sắp xếp công việc phù hợp phát huy đối đa khả năng của nhân viên cũng là một trong những công việc quan trong của người lãnh đạo và quản lý nhân sự.

quản lý nhân sự là gì

Tóm lại một định nghĩa ngắn gọn chính xác về quản lý nhân sự là việc khai thác, bố trí sắp xếp công việc, quản lý và phát huy tối đã nguồn lực trong một tổ chức, doanh nghiệp sao cho hiệu quả và tối ưu nhất.

Thường những nhà kinh doanh nhỏ lẻ có 2-3 nhân viên thường không để ý tới vấn đề này. Dẫn tới các đầu mục công việc không được giải quyết, hiệu suất làm việc của nhân viên không đạt hiệu quả.

Đọc thêm:

Những công việc quản lý nhân sự cần làm

Dưới đây là những đầu mục công việc cụ thể của một nhà lãnh đạo, quản lý nhân sự cần phải làm.

Xây dựng hệ thống phòng ban

Để tối ưu được nguồn lực cho doanh nghiệp, trước tiên người lãnh đạo, chủ doanh nghiệp phải liệt kê rõ những đầu việc hỗ trợ cho hoạt động, phát triển của doanh nghiệp. Từ đó xây dựng các phòng ban, đội nhóm. 

Với việc xác định trước các đầu mục công việc cần của doanh nghiệp. 

Tối ưu được nguồn nhân lực cần thiết, khai thác tối đa hiệu quả của nhân lực và tránh tình trạng lãng phí 

xây dựng hệ thống nhân sự

Xây dựng chính sách nhân sự

Để một bộ máy doanh nghiệp được hoạt động trơn chu, ít xảy ra vấn đề thì không để thiếu những chính sách, chế độ và quy định chung cho toàn nhân viên cả những lãnh đạo cấp cao. 

KPI cho từ bộ phận

Việc đặt ra mục tiêu cho từng bộ phận nhằm đảm hiệu quả công việc của từng bộ phận phòng ban. 

Đồng thời đảm bảo cho sự phát triển và những kỳ vọng được đặt ra.

Với người lãnh đạo: KPI giúp họ nắm được hiệu quả làm việc của từng nhân viên một cách chính xác, minh bạch.

Với nhân viên: tạo động lực, đồng thời nâng cao trình độ và mực thu nhập của nhân viên khi đạt được kpi. 

KPI cho từng bộ phận trong quản lý nguồn lực

Quy chế thưởng phạt nhân viên

Quy chế thưởng phạt nhân viên giúp trấn chỉnh tác phong làm việc của nhân viên. 

Quy chế thưởng phạt trong xây dựng và quản lý nhân sự

Kiểm tra, sát sao nhân viên

Trách nhiệm dám sát kiểm tra nhân viên thực hiện các chính sách, quy chế, văn hóa doanh nghiệp. 

Từ đó có thể tìm ra những nhân viên xuất sắc và thanh lọc những nhân viên không đủ khả năng yêu cầu công việc.

Chấm công và tính lương cho nhân viên

Tưởng trừng là một công việc đơn giản nhưng nó lại vô cùng quan trọng đối với nhân viên. Hiện nay đã có nhiều công cụ hỗ trợ giúp quản lý chấm công cho nhân viên như sử dụng thẻ, vân tay. 

Việc quản lý chấm công nhân viên giám sát được việc đi muộn, số ngày nghỉ của nhân viên và bố trí sắp xếp côn việc. 

Quy trình quản lý nhân sự

Một quy trình quản lý nhân sự căn bản dành cho doanh nghiệp bồm 4 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự phù hợp

Bước 2: Xây dựng và kế hoạch đào tạo nhân viên

Bước 3: Xây dựng chính sách, quy chế từng phòng ban

Bước 4: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp 

Quy trình quản lý nhân sự

Đây là 4 bước cơ bản áp dụng cho một doanh nghiệp và tùy vào quy mô, số lượng nhân lực mà bạn có thể thêm bớt hoặc mở rộng quy trình nhân sự. Điểm qua chi tiết từng bước thực hiện

Tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự phù hợp

Để có thể tìm kiếm được những nhân viên tiềm năng phù hợp với doanh nghiệp là không dễ dàng. Một số công việc giúp quá trình tuyển dụng đơn giản hơn như:

  • Xây dựng JD mô tả chi tiết công việc, chính sách khen thưởng, KPI.
  • Xác định nơi tuyển dụng: hội nhóm, diễn đàn
  • Tiếp nhận CV và lựa chọn ứng viên phù hợp.
  • Giới thiệu về công ty và văn hóa, quy chế của công ty trước khi 2 bên hợp tác với nhau.

Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên 

Mỗi một nhân sự mới cũng cần thời gian để thích nghi và làm quen với môi trường mới. Xây dựng một kế hoạch đào tạo và hướng dẫn cho nhân viên giúp cho họ thấy được sự quan tâm, sự quan trọng của họ đối với doanh nghiệp. Đồng thời đảm bảo được chất lượng của nhân viên trước khi thực hiện những công việc chính. 

Xây dựng chính sách, quy chế từng phòng ban

Mỗi công ty đều có tiềm lực khác nhau để xây dựng những chế độ và  chính sách riêng để phù hợp.

Chính sách và quy chế đảm bảo quyền lợi, đãi ngộ của nhân viên trong thời gian ngắn bó của công ty. Một phần được xem là cách thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp tới nhân viên, kích lệ tinh thần và tăng sự gắn bó thân thiết quan hệ giữ công ty và nhân viên. 

Xây dựng một chính sách tốt phù hợp cũng góp phần thu hút người giỏi tới với doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp 

Như một phần không thể thiếu của bất kì doanh nghiệp nào. Yếu tố văn hóa là một trong những bước quan trọng đối với một tổ chức, doanh nghiệp. Nó cho thấy được sự chuyên nghiệp, sự phát triển hùng mạnh đưa ra những cách ứng xử chung, đồng bộ quan điểm cá nhân và tổ chức. 

Kỹ năng cần của một nhà quản lý nhân sự giỏi

Quản lý nhân sự đòi hỏi một người cần có nhiều kỹ năng trong quá trình làm việc với nhân sự. Nếu bạn là một shop bán hàng, chủ doanh nghiệp nhỏ hay là nhà quản lý nhân sự cần bổ sung mình những kỹ năng cơ bản sau:

kỹ năng của nhà quản lý nhân sự

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp, trao đổi là một trong những kỹ năng cần dù là bất kì trong ngành nghề nào. Người quản lý nhân sự cần có yếu tố khéo léo, nhạy bén trong quá trình nói chuyện với nhân sự. Hiểu rõ tính chất công việc của từng bạn, sẵn sàng hỗ trợ họ khi cần thiết. 

Kỹ năng chuyên môn

Một người quản lý nhân sự cần nắm bắt những kỹ năng chuyên môn:

  • Nắm nhu cầu nhân sự của từng vị trí, dự đoán thanh lọc hay thêm nhân sự theo tình hình phát triển của doanh nghiệp.
  • Có thể hoạch định cơ cấu nhân sự, đảm bảo lượng nhân sự phù hợp cho công ty.
  • Xây dựng và triển khai kịch bản phỏng vấn, bộ câu hỏi phỏng vấn.

Kỹ năng quản lý

Với nhiều đầu mục công việc đòi hỏi người quản lý nhân sự cần phải có kỹ năng quản lý cần thiết. 

Có thể hệ thống hoá các công việc quan trọng, cần thiết. Làm việc thông minh có quy trình, hiểu rõ và nắm bắt hết các đầu việc quan trọng. Sử dụng hợp lý và khai thác tối đa khả năng của nguồn nhân lực cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Kỹ năng đàm phán, thuyết phục

Xung đột nội bộ, bất hòa giữa các phòng ban có thể xảy ra việc chung hòa, ngăn chặn những trường hợp xấu xảy ra đòi hỏi người lãnh đạo, người quản lý nhân sự có cho mình kỹ năng đàm phán và thuyết phục khi trao đổi với nhân viên để đạt được mục tiêu của mình đề ra.


Khóa học nổi bật