Cách tính giá bán sản phẩm trên các kênh khác nhau để có lãi

Mục lục:

Hàng ngày mình nhận được rất nhiều câu hỏi dạng: “Em nhập sản phẩm giá 45K bán 60K được không?”. “Em bán giá bao nhiêu thì có lãi?”. Và còn rất nhiều câu hỏi xoay quanh đến về cách đặt giá của sản phẩm.

Trong bài hôm nay Duy sẽ cùng các bạn tìm hiểu về cách đặt, những cách đặt giá phổ biến, cách tính giá bán sao cho đảm bảo lợi nhuận bán hàng.

Các loại chi phí cơ bản khi bán hàng 

Vốn nhập hàng về đến kho

chi phí nhập hàng về đến kho

Tiền nhập hàng không chỉ bao gồm: giá nhập x số lượng. Mà trong phần nhập hàng này thì có các loại chi phí: 

Nếu nhập hàng trong nước sẽ bao gồm:

  • Tiền hàng
  • Tiền vận chuyển

Nếu nhập hàng nước ngoài khoản chi phí này sẽ cao hơn do nhiều khoản phí đi kèm bao gồm:

  •  Tiền hàng
  • Phí kiểm hàng 
  • Phí vận chuyển nội địa: Phí này từ nhà sản xuất đến kho nước ngoài
  • Phí vận chuyển về Việt Nam

Cộng tất cả các chi phí cho đến khi hàng về kho thì số tiền nhập hàng của bạn mới đúng. 

Ví dụ về chi phí vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam

Tỷ giá tệ hiện tại : 3.471đ

Giá chưa deal: 30 tệ

Kích thước, cân nặng packing: 20*20*29cm – 1,5kg

Phí mua hàng: 1%

Vận chuyển nội địa chưa deal: 1000 tệ/ 1000 cái

Phí vận chuyển về VN: 2,000,000/ khối hoặc 15k/ kg

Vì ở đây SP tính theo khối quy đổi sẽ nặng hơn nên sẽ tính theo khối nhé. Giá SP về kho của bạn sẽ là:

(tệ*tỷ giá tệ*phí mua hàng) + phí VC nội địa + phí vận chuyển VN (số kg*đơn giá)

(36*3471*1.01) + 1*3471 + (0.2*0.2*0.29*2000000) = 152876.56đ

Nếu tỉ lệ hàng hỏng lỗi là 5% thì cost sẽ là: 152876.56/0.95 = 160922đ

*Lưu ý biến số này có thể thay đổi theo tỷ giá tiền tệ, chi phí của thị trường. khi cộng chi phí nó sẽ nằm ở chi phí không cố định

Chi phí cố định 

chi phí cố định

Chi phí cố định là các khoản phí cố định mà bạn phải trả đều hàng tháng dù lãi hay lỗ và nó không phụ thuộc vào doanh thu như

  • Chi phí kho (văn phòng)
  • Lương nhân viên
  • Phí dịch vụ văn phòng, kho bãi

Chi phí không cố định

Chi phí không cố định

Là các chi phí biến đổi không cố định:

  • Tiền ads
  • KPI sale, MKT
  • Chi phí đóng gói hàng hóa

Về cơ bản khi bán hàng các bạn bán hàng thì sau khi trừ hầu hết các loại chi phí này đi tối thiểu vẫn phải còn lợi nhuận trên sản phẩm 20-30% thì mới nên bán. 

Khi mới khởi nghiệp khách bạn thường không kê rõ các khoản chi phí trên dẫn tới tưởng bán hàng lãi nhưng thực sự là lỗ. Lãi ở đây lại là hàng tồn không thể bán đi được. Nhất là các bạn bán hàng trend hoặc sản phẩm mùa vụ. Cần xác định rõ thời điểm vào thị trường và thời điểm xả kho để tránh hàng tồn mang lại doanh số tốt nhất.

Cách định giá bán

Đính giá bán theo kênh bán hàng

Vài năm trở lại đây với sự bùng nổ mạnh mẽ của kinh doanh online đặc biệt là sau đại dịch hành vi người dùng dần chuyển sang mua bán online mở ra một thị trường rộng lớn. Một số kênh bán hàng phổ biến như Facebook, shopee, tiktok đang vô cùng phát triển. 

Vậy bán hàng trên các kênh online này cần những khoản chi phí nào? Dưới đây là danh sách những chi phí bán hàng trên kênh nếu bạn tham gia:

Chi phí bán hàng trên Facebook

Đây là kênh bán hàng miễn phí và mang về lợi nhuận cao nhờ tệp khách hàng rộng lớn. Chính vì thế mà đây là thị trường cạnh tranh rất cao.  Khi bán hàng trên Facebook bạn sẽ thấy có 1 số chi phí cần lưu ý:

  • Chi phí ads (nếu có) 
  • Nguyên liệu chạy ads
  • Một số chi phí khác

Tham khảo: Xây dựng và triển khai bán hàng trên Facebook

Chi phí bán hàng trên sàn thương mại điện tử (shopee, tiki, lazada)

chi phí bán trên shopee

  • Phí thanh toán
  • Phí cố định
  • Phí dịch vụ
  • Phí chạy ads

Với các sàn thương mại điện tử chi phí này có thể khác nhau một chút về phần trăm phí và loại phí khác nhau. 

Chi phí bán hàng trên Tiktok

Đây là kênh bán hàng mới chính vì thế mà tiktok đang tung ra rất nhiều ưu đãi cho cả người bán và người mua. Hiện tại nếu bạn bán hàng trên tiktok sẽ có một số khoản phí:

chi phí bán trên tiktok

  • Phí sàn: 1%
  • Phí thuê KOC (nếu có)
  • Phí ads
  • Một số phí khác

Tương lai thì tiktok có thể phát sinh một số phí khác, sẽ tương tư như như trên shopee hay lazada. Tuy nhiên đây là kênh mới cho nhiều tiềm năng khai thác nhanh chóng nắm bắt xu hướng để trở thành những người đi đầu của thị trường.                                                                

 

Giá bán trung bình của thị trường

Một sản phẩm muốn bán tốt thì: Tính năng tốt hơn + Giá rẻ hơn hoặc bằng thị trường (Ko tính yếu tố brand ở đây)

Nếu giá trung bình của thị trường cao bạn hoàn toàn có thể tăng giá sản phẩm lên để tăng Dựa vào lợi Nhuận

Với một sản phẩm mà khi lên camp test giá CR (tỉ lệ chuyển đổi)  thấp thì cần xem lại Giá bán hoặc landing page. Với các sản phẩm đơn giản giá trung và rẻ thì 80-90% nằm ở giá bán. Nên sẽ cần điều chỉnh giá để tăng CR. CR cao thì mới bán được nhiều

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về cách định giá bán, những loại chi phí khi bán hàng. Ngoài ra để kinh doanh thành công còn cần rất nhiều những kiến thức khác. Theo dõi Duy để được update nhiều kiến thức mới.

Ngoài ra nếu bạn đang tìm một khóa học hướng dẫn về kinh doanh online thực chiến, hướng dẫn 1-1 thì inbox ngay với Duy để cùng thực chiến nhé

Đọc thêm:

Hướng dẫn chạy quảng cáo Livestream trên Facebook
Quảng cáo hôm đắt hôm rẻ phải làm sao?


 


Khóa học nổi bật